Di sản: một nước Nhật mới Thiên_hoàng_Minh_Trị

Dòng dõi nhà Yamato từ thời Thiên hoàng Jimmu đến Thiên hoàng Minh Trị.

Cuốn "Nước Nhựt Bổn - 30 năm Duy Tân" của Đào Trinh Nhất xem vị Nhật hoàng Minh Trị là "người sáng tạo ra nước Nhựt mới".[41] Với bản tính can đảm, quyết đoán trong các đường lối sách lược và hết mực thương dân, ông được người dân Nhật Bản xem là đấng minh quân. Triều đại ông được ghi chép vào sử sách cận đại như một giai đoạn canh tân đất nước Mặt trời mọc. Minh Trị Duy Tân - cuộc đổi mới do triều đình Thiên hoàng thực hiện - được các Sử gia theo quan điểm Mác-xítXã hội Chủ nghĩa xem là cuộc cách mạng tư sản không triệt để, vì cách mạng vẫn không xóa bỏ vị thế trong chính phủ cũng như quyền chỉ huy quân đội của tầng lớp quý tộc (Daimyō) cùng với tầng lớp võ sĩ (Samurai). Dù sao thì cuộc Minh Trị Duy Tân cũng dẫn đến các thay đổi lớn lao trong cấu trúc xã hộichính trị Nhật Bản, cũng như đem lại niềm vinh dự cho nước này: đưa nước Nhật thoát khỏi chế độ phong kiến cát cứ và sự lệ thuộc vào các nước đế quốc phương Tây[110], tiến lên chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc, trở thành một quốc gia công nghiệp hiện đại. Không những thế, dưới triều vua Minh Trị, Nhật Bản trở thành đại đế quốc duy nhất nằm ở phương Đông vào giai đoạn hiện đại, đủ sức cạnh tranh với các đế quốc Nga, Đức, Anh và Hoa Kỳ tại vùng Đông Á.[111] Chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản cũng được hình thành, cùng Nhật hoàng nắm quyền theo Hiến pháp năm 1889. Trong quá trình này, Thiên hoàng Minh Trị đã đóng góp rất nhiều công sức giúp cho các thế lực duy tân đánh bại chế độ Mạc phủ, tiến hành cải cách đất nước, đưa Nhật Bản đi lên con đường phồn vinh, phú cường.

Trang in điện tử Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (dẫn nguồn từ Tạp chí "Nhà quản lý" số 27 tháng 09/2005) có ghi nhận:[2]

Nửa đầu thế kỷ XIX về trước, Nhật Bản là một quốc gia phong kiến lạc hậu, bên trong thì chia cắt, bên ngoài thì bị các quốc gia khác chèn ép, sỉ nhục. Vậy mà tất cả đã thay đổi kể từ năm 1868-năm đầu tiên của kỷ nguyên Minh Trị duy tân. Đây chính là thời điểm mà người Nhật tự mở cửa hội nhập với thế giới, sau hàng chục thế kỷ tự cô lập với bên ngoài. Chỉ trong vòng hai thập kỷ, công cuộc cải cách toàn diện, cơ bản về mọi mặt do Minh Trị khởi xướng và lãnh đạo đã đặt nền móng vững chắc đưa nước Nhật sang một thời đại mới. Nhật Bản đã nhanh chóng trở thành một trong những cường quốc trên thế giới.Đánh giá và lý giải về sự phát triển "thần kỳ" của Nhật Bản bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX, chúng ta không thể không nhắc đến sự lãnh đạo tài tình sáng suốt và tầm nhìn xa, trông rộng của Minh Trị Thiên Hoàng, người đã tiến hành những cải cách chính trị, xã hội phi thường, đem lại sự thịnh vượng cho Nhật Bản thông qua chính sách tự cường bằng con đường tích cực.

Trong tác phẩm Sử Trung Quốc hoàn thành năm 1982, học giả Nguyễn Hiến Lê so sánh giữa Thiên hoàng Minh Trị và Thái hậu Từ Hy của Trung Quốc như sau:[112]

…công việc duy tân ở Nhật tiến rất mau, chỉ từ 1872 đên 1900 đã theo kịp Âu Mĩ, năm 1905 thắng được một nước bạch chủng là Nga. Sử gia Mỹ Eberhard bảo như vậy là nhờ từ mấy thế kỷ trước Nhật đã có một giai cấp tư bản bourgeois (tức thương nhân) "cộng sinh" với giai cấp chư hầu (feudataire) lớn, giai cấp trên (bourgeois) để chuyển qua chế độ tư bản, còn giai cấp sau biến thành bọn đế quốc kiểu Âu.

Có thể đó là một lý do quan trọng. Lý do chính là Minh Trị Thiên Hoàng sáng suốt, nhiệt tâm vì quốc gia dân tộc, còn Từ Hi thái hậu chỉ nghĩ đến quyền lời riêng: Bà ta lấy số tiền dự tính đóng chiến hạm theo kiểu Âu để sửa sang Di Hòa viên làm nơi tĩnh dưỡng cho bà lúc về già.

— Nguyễn Hiến Lê

Trong suốt triều đại Minh Trị, nền văn hoá Tây Âu lan truyền vào Nhật Bản, được áp dụng trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, triều đình không áp đặt cái tư tưởng tự do, chế độ gia đình Tây Âu lên nước Nhật. Theo Mười hai người lập ra nước Nhật, cách gạn lọc này được gọi là "hồn Nhật Bản, tài Tây Âu".[113] Truyền thống tư tưởng này khiến cho người Nhật luôn tiếp nhận những cái mới mẻ về văn hoá, kỹ thuật của nước ngoài. Dù là người chủ trì dự thảo và ban hành Hiến pháp Đế quốc Nhật Bản (1889) (mà theo đó Thiên hoàng và thế lực quân phiệt Nhật nắm giữ mọi quyền hành), thiết lập Nghị viện, phổ cập giáo dục, phát triển công nghiệp, đổi mới xã hội, hiện đại hóa quân đội, ông không quay lưng với những truyền thống lâu đời, chẳng hạn như quyền lực của Hoàng gia.

Bên cạnh đó, sự phát triển của kinh tế Nhật Bản khiến giai cấp công nhân Nhật Bản ngày càng bị bóc lột nặng nề và điều kiện làm việc ngày càng tồi tệ dẫn đến sự đấu tranh của giai cấp công nhân. Trước tình cảnh này, năm 1901, đảng Xã hội Dân chủ Nhật Bản được thành lập.[114] Đồng thời, việc bóp chết phong trào Tự do và Dân quyền, những hoạt động bành trướng lãnh thổ do Thiên hoàng Minh Trị khởi xướng đã góp phần đem đến những tai họa cho các nước Đông ÁĐông Nam Á, kể cả nhân dân Nhật Bản.[115] Tháng 11 năm 1905, một người vô chính phủ tên là Kōtoku Shūsui (sau bị hành hình) sang Hoa Kỳ nhằm "tự do chỉ trích 'Thiên hoàng Bệ hạ' cùng thể chế chính trị và kinh tế Nhật ở hải ngoại - nơi bàn tay lợi hại của 'Thiên hoàng Bệ hạ' không thể với tới", vì Shūsui xem ông là đinh chốt của chủ nghĩa tư bản Nhật.[116] Ngày 1 tháng 6 năm 1906, Đảng Xã hội Cách mạng Nhật Bản được thiết lập. Trong các năm 1906 - 1907 Đảng này xuất bản một vài số của tạp chí "Cách mạng". Tạp chí này gọi ông là "một công cụ được điều khiển bởi bọn thống trị, với mục đích bóc lột nô dịch hoá quần chúng nhân dân".

Tuy nhiên, sinh thời ông từng sáng tác một bài Hoà ca theo thể đoản ca (tanka) có nội dung như sau:

bản gốc:"よもの海みなはらからと思ふ世になど波風のたちさわぐらむ"[117][118]phiên âm romaji:"Yomo no umimina harakara toomofu yo ninado namikaze notachi sawaguramu"[119][120]tạm dịch:Tất cả các đại dương trên thế giớiHãy tin rằngđều là bạn bè của tôichúng ta không nên xung đột lẫn nhau
Tượng Thiên hoàng Minh Trị tại công viên Gifu.

Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam, cuộc Minh Trị Duy Tân cũng có ảnh hưởng lớn đến các phong trào kháng chiến chống đế quốc thực dân phương Tây ở Trung Quốc, Việt Nam và các nước Đông Nam Á. (xem thêm các bài Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ). Cùng với Pyotr Đại đế (1682 – 1725) - một minh quân trong lịch sử Nga, Thiên hoàng Minh Trị là nhân vật mà Khang Hữu Vi, người đề xướng phong trào Duy Tân (1898) trong lịch sử Trung Quốc,[121] muốn noi gương để cứu vãn đất nước. Chiến thắng của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trước Hải quân Đế quốc Nga tại eo biển Tsushima đã khiến cho nhân dân châu Á hết sức vui mừng, theo như Nguyễn Hiến Lê:[98]

Nó đưa Nhật lên hàng liệt cường, Nhật thành một đế quốc có được ba đất thực dân: Đài Loan, Triều Tiên, Nam Mãn.Ảnh hưởng của nó đối với Á Đông cực lớn. Nó làm ngưng trong một thời gian sự bành trướng của Nga ở Trung Hoa; Á Châu bắt đầu phục sinh là nhờ nó. Toàn cõi Á Châu khi nghe tin khổng lồ Nga "con gấu trắng Bắc Cực" bị "chú lùn da vàng" hạ thì nhảy múa, reo hò như chính mình đã thắng trận. Người Á có cảm tình ngay với Nhật vì Nhật đã rửa cái nhục chung của giống da vàng. Trung Hoa mong lật đổ gấp Nhà Thanh để duy tân như Nhật; Ấn Độ, Việt Nam, Miến Điện, Mã Lai… đều mơ tưởng độc lập và hai tên Minh Trị Thiên Hoàng, Y Đằng Bác Vân vang lên trong miệng các nhà ái quốc.

Từ thời kỳ Minh Trị (1868 – 1912) sang thời kỳ Đại Chính (1912 – 1926), chủ nghĩa tư bản Nhật phát triển nhanh chóng với những thành công trong và ngoài nước.[71][122]

Đầu thế kỷ XX, ở Việt Nam thời Pháp thuộc, một bài thơ mang tên "Á Tế Á ca" (Bài ca châu Á) được sáng tác. Theo Đào Trinh Nhất thì "Á Tế Á ca" là bài thơ của Nguyễn Thiện Thuật, còn gọi là Tán Thuật. Bài "Á Tế Á ca" tôn vinh cuộc cải cách dưới triều vua Minh Trị và cho rằng người châu Á, đặc biệt là người Việt cùng các xứ Đông Dương nằm dưới ách thống trị của Pháp nên noi theo cuộc cải cách này. Bài thơ này có những đoạn kể đến công lao của Thiên hoàng, như "Sức Thần-võ riêng về một họ", "Vùng Phò-tang chói đỏ góc trời!, hay "Chốn kinh-thành Giang-hộ dời sang", "Giẹp(?) Mạc phủ, bỏ Phiên-bang",...[41] Trích đoạn:[123]

Cờ độc lập đứng đầu phất trướcNhật Bản kia vốn nước đồng vănPhương Đông nổi hiệu duy tânNhật hoàng Minh Trị anh quân ai bì…Khen thay Nhật Bản anh tàiTừ nay vinh dự còn dài về sau…

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thiên_hoàng_Minh_Trị http://erct.com/2-ThoVan/0-NBDuyTan/00-Mucluc.htm http://erct.com/2-ThoVan/0-NBDuyTan/00-Tieu_su-DTN... http://erct.com/2-ThoVan/0-NBDuyTan/03-Chuong_3.ht... http://erct.com/2-ThoVan/0-NBDuyTan/04-Chuong_4.ht... http://erct.com/2-ThoVan/0-NBDuyTan/06-Chuong_6.ht... http://erct.com/2-ThoVan/0-NBDuyTan/08-Chuong_8.ht... http://erct.com/2-ThoVan/0-NBDuyTan/09-Chuong_9.ht... http://books.google.com/books?id=IGkrAAAAIAAJ&q=Vi... http://messia.com/reiki/gyosei/121_shou.php http://www.n-shingo.com/jijiback/225.html